Lời khuyên khi lắp đặt sàn gỗ:
Một sàn gỗ sẽ gây ấn tượng đẹp nhất khi các tấm ván được lát theo chiều dài từ nguồn ánh sáng rọi vào.Trong trường hợp diện tích phòng hay hành lang quá hẹp, một lời khuyên từ các chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi là bạn nên lát những tấm ván theo chiều dọc song song với tường.
QUY TRÌNH THI CÔNG
I. Chuẩn bị mặt bằng trước khi lắp đặt
- Đảm bảo bề mặt nền cứng, khô và phẳng (Bề mặt nền có thể là nền bê tông, nền cũ lát bằng gạch men. Đối với các loại nền khác, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm)
- Đảm bảo có ít nhất 1 ổ cắm điện (~ 210V-220V) để sử dụng cho máy cắt và máy khoan.
- Nếu phòng đã lắp cửa và cửa mở vào trong, đảm bảo mép dưới của cửa cách mặt nền ít nhất 15mm đối với loại sàn dầy 8mm và ít nhất là 19mm đối với loại sàn dầy 12mm (Đối với cửa gỗ thông thường, chúng tôi có thể cắt hoặc bào cửa giúp khách hàng khi thi công).
II. Quy trình thi công
1. Lắp đặt ván sàn
– Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn, kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn.
Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.
– Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn.
Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.
– Bước 3: Lắp đặt sàn
Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.
Các tấm ván sàn được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau. Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.
2. Xử lý các phần kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn
– Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.
– Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc)
– Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa sàn gỗ và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T)
3. Lắp đặt phào chân tường:
Len chân tường phổ biến hiện nay là len gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn).
Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng thời che hết khe hở giữa mép sàn và chân tường.
– Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào.Sau khi đã ghép xong sàn, len và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn, bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa, … dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà.
Toàn bộ quy trình thi công gồm 3 bước như trên, thời gian thi công trung bình cho một phòng 20m2 sàn là 4 giờ nếu không gian thi công thoáng (không có đồ đạc trên đó). Toàn bộ quá trình thi công hoàn toàn không có tác động đáng kể gì đến kết cấu của ngôi nhà, chỉ có một chút tiếng ồn nhẹ của máy cắt và máy khoan và hơi bụi. Trong trường hợp nhà đã kê đồ, chúng tôi có thể dồn đồ sang một phía để thi công rồi lại dồn đồ sang phía bên kia để thi công nốt phần còn lại.
Đây là loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ mộng kép nên việc thi công lắp đặt rất nhanh, độ bền lâu và có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi lắp đặt xong.
Đặc biệt chú ý:
Công cụ búa được sử dụng trong việc lắp sàn gỗ phải là loại búa chuyên dụng dành cho việc lắp ráp. Đó là lại búa cao su.